Nền văn hoá Việt Nam

“Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước.” Đây là một trong những quan điểm rõ ràng được đất nước ta khẳng định suốt bao năm nay. 

Thấy rõ được tầm quan trọng của giá trị văn hóa đối với thế hệ trẻ tương lai của đất nước, WiFEC đã tổ chức dự án “Nền văn hóa Việt Nam”  xuyên suốt tháng 12 năm 2021 nhằm truyền tải sự giàu có của nền văn hóa nước ta và những giá trị quý báu qua các đời ông cha ta truyền lại. 

Nội dung chính:

Việt Nam: Ngôi nhà chung

Đa dạng lối sống Việt

Di sản văn hoá vật thể 

Di sản văn hoá phi vật thể


Việt Nam: Ngôi nhà chung

🌟Thời gian: 3/12/2021

WiFEC đã khởi đầu của dự án với đề tài “Việt Nam: Ngôi nhà chung” vào 3-12-2021. Sự đa dạng của nền văn hóa Việt Nam ta được hình thành bởi sự hiện diện của 54 dân tộc anh em với nhiều đặc điểm riêng biệt từ ngôn ngữ, lối sống tập quán cho đến trang phục. 

Nhưng chúng ta đều có chung một tiếng nói, một lòng đoàn kết, cùng nhau xây dựng đất nước ngày một phát triển hơn, tốt đẹp hơn. Ngôn ngữ của 54 dân tộc có thể chia thành 8 nhóm khác nhau: Việt – Mường, Tày – Thái, Môn – Khmer, Mông – Dao, Kađai, Nam đảo, Hán và Tạng và được sử dụng trên khắp các vùng miền từ đồng bằng, trung du hay miền núi. 

Hiểu được tầm quan trọng của văn hóa đa sắc tộc, chúng ta, đặc biệt là thế hệ của tương lai, các em học sinh, rất cần nâng niu và bảo vệ các giá trị ấy để chúng được bảo tồn và phát huy mãi. Được tiếp cận những giá trị văn hóa truyền thống từ nhỏ, các em sẽ càng thêm yêu tổ quốc, là yếu tố vô cùng quan trọng của một công dân toàn cầu thế kỷ 21. 

Vì thế, WiFEC đã tổ chức hoạt động nâng cao ý thức học sinh qua những buổi Webinar, những câu đố vui trên fanpage. 

Đa dạng lối sống Việt

🌟Thời gian 10/12/2021

Dự án được tiếp tục với chủ đề “Đa dạng lối sống Việt” vào ngày 10 tháng 12 năm 2021. Sự đa dạng của nền văn hóa Việt Nam được xây dựng dựa trên sự tồn tại bền vững, giàu tính bản sắc và nhân văn của các tộc người bản địa khắp mọi miền đất nước từ Bắc vào Nam. 

Phong tục tập quán là các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của con người được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử, được công nhận bởi một cộng đồng, trở thành chuẩn mực văn hóa của một lối sống và được truyền lại qua các thế hệ sau. Mỗi dân tộc đều có phong tục rất riêng thể hiện rõ văn hóa của sắc tộc mình. 

Như người Thái, người Kháng có Lễ Hội Xíp Xí để thể hiện tình yêu quê hương, lòng thành kính tới người lập bản tổ chức vào ngày 14/7 hàng năm. Hay ở các vùng Tây Bắc, Đông Bắc, món cơm lam đã trở thành đặc sản nổi tiếng rộng rãi khắp năm châu. 

Ở đồng bào Tây Nguyên, tục uống rượu cần đã trở thành nét văn hóa đặc trưng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt người dân nơi đây. Chúng ta càng không thể không nhắc đến tục bắt vợ của người Mông xứ Nghệ, được đề cập trong nhiều tác phẩm nghệ thuật, gần gũi nhất có lẽ là tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” được giảng dạy ở chương trình văn học lớp 12. Dù gọi là “bắt”, nhưng trên thực tế, cả hai đều phải có tình cảm với nhau và mọi khâu đều được chuẩn bị vô cùng tinh tế. Người Mông không chỉ giữ được nét văn hóa đặc trưng mà còn nâng cao giá trị người phụ nữ chứ không còn ràng buộc như ngày xưa. 

Di sản văn hoá vật thể

🌟Thời gian: 17/12/2021

Nhắc đến di sản văn hóa vật thể, Việt Nam không thể không tự hào mà không nhắc đến Cố đô Huế – kinh đô kỳ vĩ giữa lòng xứ Huế, Phố cổ Hội An – từng là địa điểm giao thương nhộn nhịp nhất Đông Nam Á, Hoàng thành Thăng Long – trung tâm quyền lực của nhà nước suốt 13 thế kỷ và Thành nhà Hồ – một pháo đại quân sự đồng thời cũng là biểu tượng cho quyền lực Hoàng gia ở phương Đông. 

Những di sản văn hóa vật thể trên là những sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia của nước ta được UNESCO công nhận. 

Di sản văn hoá phi vật thể

🌟Thời gian: 24/12/2021

Không chỉ thế, Việt Nam còn được biết đến qua những di sản văn hóa phi vật thể – những giá trị văn hóa gắn liền với con người và môi trường sống của họ mà ở đó, trí tuệ, kinh nghiệm của cộng đồng được đúc kết thành những giá trị lâu đời và được thế hệ sau kế thừa. Từ những nhạc cụ cổ truyền như đàn bầu, đàn nhị, đàn T’Rưng đến những môn nghệ thuật múa rối nước, ca trù hay văn hóa cồng chiêng của người dân Tây Nguyên. 

Cho đến nay, ta đã được UNESCO công nhận 13 di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại và cần được bảo tồn khẩn cấp. Miền Bắc có Dân ca Quan họ Bắc Ninh, miền Trung có Nhã nhạc cung đình Huế, miền Nam có Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ

Di sản văn hóa là tài sản quý giá của dân tộc ta, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Chúng mang những vai trò quan trọng về lịch sử, về văn hóa dân tộc ta. Là thế hệ nối tiếp ông cha, hiểu được những ý nghĩa quan trọng ấy, các em học sinh có thể tiếp nối truyền thống giữ gìn và bảo vệ những giá trị văn hóa vô giá ấy. 

Keywords: WiFEC, Thư viện WiFEC, nền văn hoá Việt Nam


💡WiFEC là tổ chức giáo dục quốc tế phi lợi nhuận, ra đời với sứ mệnh làm cầu nối tri thức giữa các tình nguyện viên đong đầy nhiệt huyết và các em nhỏ tràn đầy nghị lực. Để biết thêm về chúng mình, bạn hãy click vào các link bên dưới:

💻Fanpage: https://www.facebook.com/WiFEC.org

❤️️Instagram: https://www.instagram.com/wifec_org/

🌐Website: wifec.org

📥Email: wifec.contact@gmail.com

🔗Youtube: youtube.com/channel/UCpGu5HIQ8UyylWtdakwUQJA